Bạn có biết Phương pháp rèn đọc cho trẻ vào lớp 1 ? Trẻ bước vào lớp Một tiểu học cũng là lúc các bé bắt đầu tiếp cận với những con chữ, tuy nhiên để các bé có thể đọc thành thạo chữ viết, điều đó cũng khiến nhà trường hay các bậc phụ huynh phải lo lăng, nên làm gì để giúp trẻ đọc tốt hơn ?

Hiểu được điều đó, chúng tôi đã tổng hợp những băn khoăn để giúp mọi người có những phương pháp tốt nhất dạy đọc cho các bé.
Mọi người chắc hẳn sẽ nghĩ đơn giản rằng, để dạy trẻ đọc tốt chỉ cần học thuộc chữ cái và bắt bé đánh vần theo những quy tắc cũ mà người lớn đã được học trước đây. Tuy nhiên, theo cập mới nhất gần đây, bộ Giáo dục đã chấp nhận bộ sách Tiếng việt lớp Một Công nghệ Giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại triển khai biên soạn từ năm 1978 tại trường thực nghiệm ở Hà Nội. Tính đến nay, từ năm 2018-2019 đã có 50 tỉnh thành bắt đầu áp dụng vào chương trình giảng dạy cho trẻ bắt đầu vào tiểu học.
Tuy nhiên, bộ sách này đã làm cho các bậc phụ huynh hoang man và ‘ ngờ ngợ’ khác thường, thậm chí có những quan điểm không hài lòng về cách đọc ‘LẠ’ này vì nó khác với cách đọc truyền thống trước đây, ví dụ như các chữ /c/, /k/,/q/ đều được đánh vần là /cờ/ hay chữ / qua/ phải đánh vần / cờ-oa-qua/.
Điều đó nhận ra rằng, thầy cô và phụ huynh cần chủ động tiếp cận tìm hiểu nội dung kiến thức mới, giúp trẻ học học chữ tốt hơn. Song, dù kiến thức có thay đổi đi chăng nữa, nhưng nếu chuẩn bị tâm lí những cho trẻ vào lớp Một thế nào cũng hết sức quan trọng. Đặc biệt, các bé còn đang trong tuổi tinh nghịch, khám phá và chưa thể tự học.
Vậy cần chuẩn bị tâm lí như thế nào ?
Hãy nói cho con biết sự quan trọng của việc đọc chữ, giải thích vì sao con phải học chữ. Đồng thời, phụ huynh cần phải thông thạo các cách dạy trẻ đọc lưu loát.

Hãy giúp con tự tin từ ngay vạch xuất phát:
Việc dạy đọc cho trẻ cần rất nhiều sự tinh tế và mềm mỏng. Các thầy cô, phụ huynh luôn muốn các bé phải học thật nhanh, chỉ đâu nhớ đó, nếu trẻ đọc sai ngay lập tức la mắng, trách móc, dọa nạt khiến các em thiếu tự tin, dù có đọc
đúng không dám đọc to vì sợ sai, nản trí và không thể tiếp thu bài.

Thay vào đó, thầy cô và bố mẹ hãy giải thích đơn giản hơn, động viên và khích lệ mặt tích trẻ cố gắng. Hơn nữa, hãy công nhận những cố gắng và khen nhiều hơn.
Đừng bao giờ so sánh con bạn với những đứa trẻ khác
Mỗi trẻ sở hữu một bộ nào khác nhau, tư duy hoàn toàn khác và tất nhiện sự tiếp thụ sẽ có nhanh hay chậm tuy vào mỗi người. Người lớn không nên áp đặt và so sánh con mình với con người ta, nếu chúng ta đủ kiến trì, ắt sẽ nhận ra
năng lực của con mình.
Phương pháp tập đọc hiệu quả cho trẻ là gì ?
Theo những khảo sát cho thấy, học sinh kĩ năng đọc còn rất yếu, chỉ có những em khá giỏi có vẻ như khá hơn một chút. Song một thực tế, hiện nay, các em đọc học bài một cách thụ động, chỉ học thuộc mặt chữ, ngắt hơn chưa đạt yêu cầu và không hiểu nội dung văn bản.
Sau đây là những phương pháp đọc hiệu quả:
1/ Kích thích tư duy và khơi dậy sự tò mò
Giúp trẻ ham học bằng những câu mẫu chuyện hay những tấm thẻ sáng tạo có hình ảnh in đậm sinh động, hài hước và gần gũi với đời sống.
Điều này rất hữu ích cho trẻ phát triển vốn ngôn ngữ và tri giác hình ảnh phong phú. Khi chúng ta đọc chuyện tranh, trẻ nhìn bức tranh có thể là đèn báo giao thông, đàn vị… và đọc những hàng chữ giống như biết đọc chữ thật.
Não bộ in đậm những hình ảnh thú vị giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn, rèn luyện tư duy sáng tạo, tạo sự thích thú và kích thích sự học hỏi của bé rất nhiều.
2/ Không giới hạn không gian học:
Bố mẹ hãy cố gắng dạy trẻ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, khi nào thuận tiện chứ không nên gò bó, áp buộc phỉa học trên bàn học.
Có thể tận dụng khi đi chơi hay dạo siêu thị, lấy ngẫu nhiên một món đồ bé thích, đặt câu hỏi và yêu cầu trẻ đánh vần.
Nếu khóng biết đánh vần, bố mẹ hãy hướng dẫn và giải thích từ phù hợp với từng ngữ cảnh.
Thực tế, học từ thực tế giúp trẻ thích thú hơn, hạn chế tình trạng học thụ động trên sách vở.
3/ Làm quen và đọc thành thạo từng chữ cái theo yêu cầu:
Đơn giản, nếu muốn đánh vần thành thạo, các bé cần phải ghi nhớ từng quy tắc đọc của từng chữ cái.
Lưu ý, các thầy cô và bố mẹ không nên gò bó các em, vì bản chữ cái có khả nhiều chữ cái, ở độ tuổi các em rất khó để học thuộc.
Vì vậy, cần phải có quá trình, có thể chia nhỏ, mỗi ngày học một số từ nhất định. Điều này, giúp trẻ không cảm thấy lộn xộn và nhiều khái niệm phức tạp khi đánh vần một câu.
4/ Học đi đôi với hành:
Song song việc đọc và đánh vần câu chữ hãy dạy trẻ tập viết chữ đó. Ví dụ bạn yêu bé đánh vần từ ‘Xe máy’ hãy hướng dẫn trẻ viết lại từ đó.

Việc làm như vậy, giúp trẻ nhớ mặt chữ nhiều gấp mấy lần so với việc chỉ cho đọc thuộc lòng như vẹt, bên cạnh đó còn rèn luyện và uốn nắn chữ viết của trẻ.
5/ Ôn tập và nhắc lại nhiều lần:
Việc ôn lại từ vựng và cách đọc lặp đi lặp lại có thể trẻ nhớ sâu và hiểu rộng hơn, xác định chắc chắn vấn đề.
Việc ôn tập, để hạn chế việc nhàn chán của trẻ, bố mẹ nên giúp trẻ vận dụng liên tưởng, đừng chỉ nhắc khi trẻ quên từ đó đọc hay đánh vần như thế nào mà hãy gợi nhớ từ vựng áp dụng trong thực tế gần gũi với bé.
Và các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý rằng việc rèn tiếng Anh cho trẻ từ khi còn nhỏ cũng rất quan trọng để đảm bảo cho nền tảng ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ sau này, chính vì thế nên các bậc phụ huynh cũng nên biết cách dạy trẻ học tiếng Anh hiệu quả cũng như tìm các trung tâm đào tạo Tiếng Anh uy tín cho trẻ.