Bí kíp ghi nhớ thông tin

Bạn có biết Bí kíp ghi nhớ thông tin ? Kì thi sắp cận kề, bạn muốn ôn tâp và ghi nhớ thật nhiều, nhưng chẳng vào đầu bao nhiêu? Bạn cảm thấy khó chịu khi muốn làm gì đó nhưng lại quên kế hoạch đã định trong quá khứ?

Điều đó luôn xuất hiện với tất cả mọi người, thậm chí trong cuộc sống hay công việc. Mọi người thường luôn cho rằng có lẽ đó là biểu hiện của sự kém thông minh, hoặc có một chứ trí nhớ quá tồi hay bị mắc một chứng bệnh liên quan tới não. Muốn biết được sự thật, hãy cùng tụi mình đưa ra nhưng phương pháp ghi nhớ tốt nhất nhé !

Kỳ thi sắp đến mà bạn chưa ghi nhớ được gì
Kỳ thi sắp đến mà bạn chưa ghi nhớ được gì

Bạn có thật sự kém thông minh khi không thể ghi nhớ ?

Kì thực, bạn không hề ‘kém thông minh’ mà những thông tin đưa được tiếp thu từ thế giới bên ngoài được đưa vào bộ não trở nên quá tải, sự nhồi nhét khiến bộ não mệt mỏi, không thể tập trung.

Thông tin được tiếp nhận không phải đưa vào ồ ạt hay ghi nhớ ngay mà nó cần phải có một quy trình nhất định. Mà nó sẽ được chuyển đến một cơ quan xử lí thông tin trong bộ não, gọi là trí nhớ hạn, nó có nhiệm vụ là sàn lọc và hấp thu những tri nhớ quan trọng. Sau khi được tổng hợp, chúng sẽ được chuyển đến bộ nhớ dài hạn để lưu trữ lâu dài.

‘Trí nhớ ngắn hạn’ theo các nghiên cứu từ các nhà khoa học, được chia thành hai loại; Trí nhớ sự kiện và trí nhớ thông tin. Trí nhớ sự kiện ghi nhớ những sự việc xảy ra trong đời sống, thường gắn thời gian và địa điểm cụ thể. Song, đối với trí nhớ thông tin, chúng thường là những mẫu thông tin rời rạc, trôi nổi, không định vị ở bất cứ phương diện nào.

Rèn luyện các kỹ năng để có trí nhớ tốt hơn
Rèn luyện các kỹ năng để có trí nhớ tốt hơn

Vì vậy, những người thiên tài, họ có những kĩ năng và thủ thuật để biến những thông tin rời rạc liên kết với những thông tin có sự kiện rõ ràng và biết cách rèn luyện bộ não Hero hàng ngày.

“Bất kỳ ai cũng có thể đạt được khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc. Về cơ bản, tất cả chúng ta có “phần cứng” như nhau, nên việc nâng cấp “phần mềm” một cách đơn giản có thể tạo ra mọi khác biệt trên thế giới này”, Dellis- nhà vô địch 3 lần toàn nước Mỹ về khả năng ghi nhớ nói.

Bạn đừng vội kết luận bản thân kém thông minh nhé !

Vậy đó là những phương pháp rèn luyện như thế nào ?

Bí kíp 1: Thả lỏng cơ thể và giảm Stress:

Đứng trước lượng kiến thức khổng lồ hay đối mặt với núi công việc chất đống, tâm lí đầu tiên chắc chắn lo sợ, hoang man và chút mệt mỏi, lười biếng. Nếu tâm lí đó bị khống bởi những tâm lí tiêu cực, bộ não của bạn sẽ trở trì trệ, hoạt động kém hiệu quả, thông tin bị ngắt đoạn khiến trí nhớ ngắn hạn không thể tống hợp, điều đó bạn sẽ nhanh chóng quên những gì đã học.

Thả lỏng cơ thể và hít thở sâu giúp cải thiện trí nhớ của bạn
Thả lỏng cơ thể và hít thở sâu giúp cải thiện trí nhớ của bạn

Ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất công việc. Vì vậy, hãy tỏ ra tỉnh táo,bình tĩnh, tạo bầu không khí vui vẻ và hít thở đều quay trở lại với kế hoạch công việc.

Bí kíp 2:Tập trung 100% năng lượng:

Trong cuộc sống, bạn rất khó để chủ động tìm cho mình một không gian yên tĩnh hay lí tưởng. Giả dụ, nếu bạn làm trong một công ty, bạn không bắt mọi người tránh ra chỗ khác để bạn làm việc…Trừ khi đó là căn phòng của mình. Tập trung luôn là yếu tố then chốt giúp bạn ghi nhanh và hiệu quả nhất có thể nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Nhưng nếu làm được làm được điều đó, bạn chắc chắn sẽ ghi nhớ rất nhanh.

Tập trung 100 năng lượng

Khi tâm trí tĩnh lặng và không bị xáo trộn hay bị phân tâm bởi bất cứ nhân tố nào, bộ não sẽ làm việc hết công suất, các thông tin được lưu truyền liên tục và không bị ngắt quãng.

Bí kíp 3: Biến những thứ không thể nhớ thành thứ không thế quên bằng cách chuyển thông tin sang hình ảnh và xâu chuỗi chúng thành một câu chuyện hài hước, kì lạ, vô lí và sống động:

Bộ não của chúng ta không được thiết kế để xử lí hết những khối dữ liệu khổng lồ. Chúng ta không thể tự sắp xếp và ghi nhớ chúng giống như một cổ máy. Vậy bạn hãy nhớ theo cách riêng của mình, sáng tạo những câu chuyện bằng
cách xâu chuỗi những sự kiện hay sự vật bạn cần nhớ, hình ảnh hóa chúng sau đó, bạn có thể tự tạo ra những câu chuyện kì quái, vô lí, miễn cảm thấy vui và ghi nhớ chúng.

Chẳng hạn như, Boss yêu cầu bạn đi chợ mua trứng gà, một con vịt, Socola, phô mai và một đôi giày. Bạn có thể tưởng tượng câu chuyện trứng gà nở thành một chú vịt, chú thích đi giày và ăn Socola trộn với phô mai.

Bí kíp 4: Đặt niềm tin vào bản thân:

Hiểu đơn giản, phương pháp này như một liều thuốc tự trấn an bản thân. Niềm tin chính là động lực thúc đẩy bạn tiến về phía trước. Tôi làm được, tôi có thể ghi nhớ bài này nhanh thôi…

Bí kíp 5: Lặp đi lặp lại nhiều lần:

Nó như một xây dựng một lầu đài, theo một thời gian, trong lâu đài bắt đầu hư hỏng và việc của những thợ kĩ sư đó chính là sửa chữa và bù đắp lỗ hỏng đó. Việc học lại nhiều lần cũng vậy, nó có thể giúp chúng ta bù đăp những mảng bị lãng quên. Bộ não sẽ ghi nhớ sâu và chính xác hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, có lẽ nếu cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến bạn lười biếng và mệt mỏi. Vì vậy bạn không cần quá lệ thuộc bộ nhớ ban đầu. Nếu bạn hiểu vấn đề, dù ghi nhớ và diễn đạt theo cách nào cũng như nhau.

Cuối cùng, trên đây là những bí kíp có thể giúp bạn có những phương tối ưu nhất. Bên cạnh rất nhiều phương pháp ghi nhớ khác nhau, bạn có thể tìm cho mình phương pháp phù hợp với bản thân.